Nội dung bài viết
Người bệnh tiểu đường có được ăn yến sào hay không?
1. Người bệnh tiểu đường có nên ăn yến sào không
Theo BS. CKII HOÀNG NGỌC THỌ, Phòng Khám Minh Hoàng Tổ yến tự nhiên được hình thành hoàn toàn từ nước dãi chim yến và trong đó không hề có đường. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể yên tâm sử dụng loại thực phẩm này mà không lo làm ảnh hưởng xấu đến mức đường huyết trong máu.
Ngoài ra, Bác Sĩ Thọ còn cho biết, trong tổ yến còn chứa 2 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể là leucine và isoleucine, có khả năng hỗ trợ việc kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế sự tăng đường huyết đột ngột và duy trì các mô trong cơ bắp, từ đó giúp bệnh nhân tiểu đường vận động linh hoạt, bền sức hơn.
Xem thêm: Công dụng của Yến sào đối với sức khỏe
Bên cạnh đó, phenylalanine trong tổ yến có thể hỗ trợ hình thành hemoglobin,giúp kích thích sản sinh hồng cầu và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời, tổ yến cũng chứa nhiều vitamin cùng những khoáng chất cần thiết, từ đó giúp bổ sung dưỡng chất cũng như hạn chế tình trạng mệt mỏi thường thấy ở những bệnh nhân tiểu đường.
Xem thêm: Công dụng của Yến sào đối với sức khỏe
Bên cạnh đó, phenylalanine trong tổ yến có thể hỗ trợ hình thành hemoglobin,giúp kích thích sản sinh hồng cầu và kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời, tổ yến cũng chứa nhiều vitamin cùng những khoáng chất cần thiết, từ đó giúp bổ sung dưỡng chất cũng như hạn chế tình trạng mệt mỏi thường thấy ở những bệnh nhân tiểu đường.
2. Lợi ích của yến sào đối với người bệnh tiểu đường
- Protein: Với lượng đạm có thể cung cấp đến 50 – 60% nhu cầu của cơ thể, yến sào sẽ giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
- Threonine: Là 1 loại axit amin rất tốt cho gan, lượng threonine trong yến sào chiếm 2.69% nhu cầu cơ thể người, từ đó giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ sự hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
- Acid aspartic: Hoạt chất có thể thúc đẩy sự sản sinh globulin, từ đó giúp tăng cường kháng thể và hệ miễn dịch.
- Isoleucine, leucine: Như đã nói ở trên, 2 axit amin này có khả năng kích thích quá trình phục hồi sức khỏe, từ đó làm suy giảm tình trạng mệt mỏi thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường.
Xem thêm : Tác dụng chữa bệnh của Yến sào
3. Cách sử dụng yến sào tốt cho người bệnh tiểu đường
Không thêm đường khi chưng yến
Do sự rối loạn chuyển hóa đường và tình trạng tích tụ đường trong máu, bệnh nhân bị tiểu đường khi chế biến yến sào tuyệt đối không được cho thêm đường, đồng thời chỉ nên bổ sung các nguyên liệu ăn kèm như táo đỏ, long nhãn,… với lượng vừa phải.
Hạn chế sử dụng tinh bột khi chế biến yến sào
Để hạn chế sự chuyển hóa tinh bột thành đường glucose, bệnh nhân tiểu đường nên tránh việc sử dụng gạo nếp, gạo tẻ mà thay vào đó có thể dùng gạo mầm, gà ác, chim câu,… để chế biến cùng tổ yến, từ đó giúp bổ sung dưỡng chất mà không làm tăng mức đường huyết trong máu của bệnh nhân.
Không chế biến yến sào quá lâu
Khi chế biến các món như cháo yến, yến hầm gà,… bệnh nhân cần nấu chín các nguyên liệu khác trước, sau đó mới thêm lượng yến sào phù hợp đã cách thủy, đồng thời chỉ nên nấu trong khoảng 20 – 30 phút nhằm tránh làm mất các chất dinh dưỡng trong tổ yến.