Nội dung bài viết
Hướng dẫn chế biến yến sào đúng cách chưng yến
Thành phần yến sào rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, để có thể giữ được trọn vẹn dưỡng chất, bạn không thể bỏ qua cách chế biến yến sào đúng cách. Thương Hiệu Yến Sào Non Nước sẽ chia sẻ cùng quý khách hàng trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Yến chưng sẵn ngũ hành sơn
Hướng dẫn chế biến yến sào đúng cách:
Hướng dẫn cách chưng yến sào:
Trong tất cả các phương pháp chế biến yến sào, chưng là phương pháp phổ biến nhất. Vì phương pháp này vừa đơn giản, vừa giúp giữ lại lượng dưỡng chất nhiều nhất. Chế biến được món tổ yến chưng bổ dưỡng thì bạn cần biết được những lưu ý trong quá trình chế biến để thu được thành phẩm tốt nhất. Dưới đây là những lưu ý mà quý khách hàng cần biết để có một bát tổ yến chưng đường phèn chất lượng:
Lưu ý 1
Lượng nước: trong thố phải ngập hết lượng yến cần chưng. Điều này sẽ giúp yến có thể nở to, mềm hơn. Tuy nhiên, có thể điều chỉnh lượng nước tùy vào sở thích muốn ăn đặc hay loãng của người dùng. Thường với trẻ nhỏ và người già thì chưng loãng sẽ dễ ăn hơn.
Lưu ý 2
Mực nước: bên trong thố không nên vượt quá 70-80% chiều cao của thố vì nếu quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng trào nước khi yến nở, gây lãng phí yến, giảm mất lượng dinh dưỡng trong tố yến chưng cho 1 lần ăn.
Lưu ý 3
Lửa chưng yến: nấu với lửa vừa, hạ lửa khi nước sôi để giữ nhiệt độ bên trong thố khoảng 70-800C vì nếu để lửa và nhiệt độ quá cao sẽ gây mất chất hoặc biến chất một số thành phần trong tổ yếu, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Lưu ý 4
Thời gian chưng yến: với đường phèn phải đủ thời gian 20-30 phút. Sau đó có thể để yên trong nồi 20 phút sau khi đã tắt bếp để đảm bảo độ giòn, dai, hương vị thơm ngon như ý, ngon miệng lại thật bổ dưỡng cho cơ thể. Nếu chưng yến cho người già yếu hoặc trẻ nhỏ có thể chưng yến trong thời gian dài lên đến 5-6 giờ để yến tan ra, giúp đối tượng này dễ dàng sử dụng.
Xem thêm : Yến sào Đà Nẵng
Lưu ý 5
Nếu không có thời gian chưng yến bằng bếp lửa, bạn có thể dùng thố điện chuyên dụng để đun cũng rất thuận tiện nhưng đừng quên điều chỉnh nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh để yến bị cháy hay quá ít nước.
Lưu ý 6
Có thể cho thêm một lát gừng mỏng vào yến chưng đường phèn. Gừng sẽ giúp trung hòa tính hàn của tổ yến, khi ăn giúp bạn ấm bụng hơn. Đặc biệt với những người ốm yếu nên ăn yến chưng đường phèn khi còn nóng sẽ tốt hơn và tăng hương vị cho món ăn nữa nhé!
Lưu ý 7
Giai đoạn cho đường phèn: Để giữ được hương vị đậm đà của yến sào, bạn nên cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng hoặc khi tắt lửa.
Lưu ý 8
Bạn có thể ăn tổ yến nóng hoặc lạnh tùy sở thích. Có thể đun lại được nếu có phần bảo quan trong tủ lạnh đều được vì nó không làm ảnh hưởng đến mùi vị cũng như dưỡng chất của tổ yến chưng đường phèn này.