Dưới đây là những câu hỏi mọi người hay nghe:
Những câu chuyện khai thác tổ Yến khiến nhiều người nghĩ đó là việc tàn nhẫn. Trực tiếp làm giảm số lượng chim Yến và “là hành động mất nhân tính”.
Các câu chuyện cho rằng những con chim non sẽ mất nơi trú ngụ và bị chết. Chim Yến mẹ sẽ ngưng việc sinh sản do mất tổ, tăng khả năng tuyệt chủng của loài chim Yến.
Một câu chuyện khác lại kể rằng vì Yến làm tổ từ nước bọt. Con người khai thác tổ đến khi yến mất khả năng làm tổ vì đã dùng hết nguyên liệu, sau đó sẽ loại bỏ chim yến.
Những quan niệm trên không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng, mà còn đặt những người nuôi yến vào tình trạng khó khăn trong kinh doanh, dẫn đến nguy cơ phá sản.
Và đây là câu trả lời bên Yến Sào Non Nước:
Loài yến vốn dĩ là loài làm tổ bằng nước bọt. Quá trình hình thành Tổ Yến mới sẽ bắt đầu mỗi khi chim yến mang thai. Nếu như chúng ta không thu hoạch tổ Yến đó thì theo tập tính của chim Yến nó vẫn sẽ làm tổ chồng lên chiếc tổ cũ. Trong khi tổ Yến cũ sẽ bị môi trường tác động và làm “bẩn” ảnh hưởng trực tiếp đến chim non thế hệ sau.
Hái Tổ Yến khi chim non đã đủ lớn và bay đi không ảnh hưởng tới cuộc sống của chim Yến. Minh chứng cho thấy “Nhà nuôi yến còn là nơi thực hành đạo đức nghề nghiệp của người nuôi yến”. Người nông dân đã bảo đảm rằng chim non sẽ được sống an toàn trong lớp tổ mới.
Các chuyên gia đã đề ra những nguyên tắc riêng cho nghề nuôi chim Yến. Chính là không thu hoạch tổ có trứng hay có chim non bên trong, không gây ra bất kỳ hình thức vật lý hoặc tâm lý tác hại tới sự phát triển của loài chim.